Hành trình mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên biết

Một ngày nào đó khi mẹ biết mình mang thai chắc chắn sẽ là cảm giác vô cùng hạnh phúc, bởi đang có một sinh linh bé nhỏ dẫn lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Trong những ngày đầu mang thai và đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ mẹ sẽ có thể bị ốm nghén, cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hay chán ăn,.. tất cả những triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nên mẹ đừng lo lắng nhé.


Vậy trong 3 tháng mẹ khá vất vả bởi những thay đổi của cơ thể thì sinh linh nhỏ bé kia đang lớn dần lên như thế nào? Mẹ bầu cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của con trong 12 tuần đầu nhé!

Tuần đầu tiên, Trong hàng ngàn tinh trùng được phóng vào tử cung của người mẹ, chỉ cần một tinh trùng may mắn gặp được trứng là đã có thể xảy ra quá trình thụ thai. Trong khoảng thời gian 24h đồng hồ, tinh trùng sẽ di chuyển về vị trí của trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh diễn ra. Và từ thời điểm này bạn đã chính thức mang thai mặc dù bạn chưa hề biết. Đây được coi là tuần đầu tiên của thai kỳ khi mà trứng gặp tinh trùng và quá trình thụ tinh thành công.

Tuần thứ 2, mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, một vài ngày sau đó, chị em có thể thấy một vài giọt máu màu hồng nhạt hay còn gọi là máu báo có thai đây là tín hiệu thông báo trứng thụ tinh đã được cấy thành công vào thành tử cung.

Thai nhi ở tuần thứ 3

Tuần thứ 3, các dấu hiệu mang thai bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn, bạn đã khẳng định chắc chắn được là mình đã mang thai, trứng và tinh trùng chính thức sáp nhập thành một thể gọi là hợp tử. Đến giai đoạn phát triển này, bên trong tế bào của thai đang có sự phân chia mạnh mẽ.

Tuần thứ 4, lúc này nếu bạn đi khám phụ khoa và siêu âm thì bạn đã có thể thấy hình ảnh thai nhi (chỉ to bằng hạt gạo), phôi thai đã gắn chặt vào thành tử cung. Có mẹ bầu khi bắt đầu có thai sẽ cảm nhận thấy ngay những dấu hiệu ốm nghén, tuy nhiên cũng có mẹ bước sang tuần thứ 4, thứ 5 mới bắt đầu thấy ốm nghén. Như vậy khi có dấu hiệu này thì mẹ đã mang thai 1 tháng tuổi rồi nhé!

Tuần thứ 5, bạn vẫn chưa thể tưởng tượng được hình dáng của bé mặc dù bé đang phát triển rất mạnh mẽ, bạn cũng sẽ thấy dấu hiệu đau, căng tức ngực và đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuần thứ 6, Trái tim nhỏ dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập. Một số đặc điểm của khuôn mặt như mắt, lỗ mũi đang bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc. Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay.

Tuần thứ 7, Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.

Thai nhi ở tuần thứ 8

Tuần thứ 8, sự phát triển của thai nhi biểu hiện qua các bộ phận chính trong cơ thể bé như tim, gan, ruột và hệ tiêu hóa đã bắt đầu được hình thành, tay của bé cũng chồi ra giống như hai mái chèo ở hai bên. Em bé được gắn với một dây rốn nhằm lấy các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để nuôi bào thai và lọc bỏ các chất thải trong thời gian ở trong bụng mẹ. 

Thời gian này, bạn vẫn chưa thể cảm nhận được bụng bầu xuất hiện, tuy nhiên tình trạng ốm nghén và mệt mỏi có xu hướng gia tăng dần lên khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hình ảnh siêu âm ở tuần thai này sẽ cho bạn thấy được hình dạng của bé với các cơ quan như mắt, mũi, miệng, tai và cả khuôn mặt của bé. 

Tuần thứ 9, chiếc đuôi bé xíu của bé đã biến mất, thời gian này bé đã có thể chuyển động và thay đổi tư thế liên tục tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được. Thân hình của bé cũng duỗi thẳng ra hơn, tay đã hoàn thiện hơn, các ngón tay hình thành giúp cho bé có thể đặt tay trước ngực; chân của bé đã dài ra và bàn chân đã chạm vào phái trước cơ thể.

Tuần thứ 10, Móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.

Tuần thứ 11, Bé đã bắt đầu “nghịch hơn”, bé bận rộn với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận như gan, thận, ruột, não của cơ thể đã phát triển đầy đủ. Các chi tiết móng tay, lông tơ cũng bắt đầu hoàn thiện, bộ phận sinh dục đã nhìn rõ hơn nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó.

Thai nhi ở tuần thứ 12

Tuần thứ 12, Ở tuần thai này, một đặc điểm đặc biệt chỉ duy nhất bé mới có đã hình thành: dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ và cũng là lúc bạn nên có buổi thăm khám quan trọng đầu tiên với bác sĩ sản khoa.

Lưu ý: Có rất nhiều bạn mang thai ngoài ý muốn và trong 3 tháng đầu tìm đến các biện pháp phá thai tại nhà hay tìm những bệnh viện phá thai bằng thuốc ở tphcm hoặc nơi các bạn đang sinh sống. Trong thời gian này các bạn có thể thực hiện biện pháp phá thai an toàn bằng thuốc hay bằng những biện pháp mà bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên với quá trình phát triển của thai nhi như ở trên thì 3 tháng tuổi thai cũng đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận cơ thể và là một sinh linh bé nhỏ. Vì vậy các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

12 tuần đầu có thể làm mẹ mệt mỏi nhưng nó sẽ kết thúc sớm thôi. Sau khi bước sang tuần thứ 13 những triệu chứng ốm nghén sẽ không còn. Mẹ bầu nhớ chú ý chế độ dinh dưỡng để chăm sóc con tốt nhất trong suốt thai kỳ nhé!
Hành trình mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên biết Hành trình mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên biết Reviewed by Sức Khỏe Phụ Nữ on 10:35 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.