Viêm vòi nhĩ thường là
hậu quả của nhiễm khuẩn vùng mũi họng, hệ thống mũi xoang có liên quan mật
thiết với vòm mũi họng mà vòi nhĩ định vị ngay thành bên vòm mũi họng, vì vậy,
nhiễm khuẩn của mũi và xoang cạnh mũi có thể liên quan đến vòi nhĩ, ảnh hưởng
chức năng vòi nhĩ gây hậu quả ù tai, nặng tai, nghe kém và viêm tai
giữa.
Vòi nhĩ là gì?
Vòi
nhĩ là cơ quan nối vòm mũi họng và tai, có chức năng đảm bảo sự cân bằng khí áp
bên trong và bên ngoài màng nhĩ, dẫn lưu dịch tiết ở tai giữa ra ngoài, duy trì
hoạt động truyền âm và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ họng mũi lên tai
giữa.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm tắt vòi nhĩ
Nguyên nhân chính gây
vòi nhĩ bị viêm tắt là do viêm đường mũi họng, viêm xoang, một số trường hợp
do viêm amidan hoặc các u xơ polyp vòm họng, ung thư vòm (N. P.C), thoái
hoá đuôi cuốn dưới. Bên cạnh đó sự thay đổi áp lực đột ngột như khi đi máy bay,
lặn hay làm việc ở nơi nén khí cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Triệu chứng:
- Xuất hiện hiện tượng ù tai, thường là tiếng trầm, có âm
vọng lại trong tai khi nói
- Khả năng nghe kém, đau tai do áp suất bên ngoài và
trong tai không được cân bằng khiến màng nhỉ bị lõm vào trong và trong
trạng thái căng, cứng.
- Có cảm giác vướng, tức trong tai
- Khi khám thấy dịch tiết thoát ra tai giữa bởi niêm mạc
thiếu oxy cục bộ và áp lực âm tính kéo dài
Đối tượng mắc bệnh
Ở
người lớn, vòi nhĩ dài trung bình 3,6cm, miệng lỗ vòi cao 8mm, rộng 5mm và
thường đóng, do đó ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và tăng cường sự dẫn lưu dịch. Ở
người lớn, vòi nhĩ sẽ mở ra khi ho, hắt hơi hoặc nuốt. Những hoạt động này cho
phép không khí từ bên ngoài vào tai giữa hoặc từ tai giữa ra bên ngoài để cân
bằng áp suất môi trường bên ngòai với áp suất trong hòm nhĩ.
Ở trẻ
em, vòi nhĩ thường thẳng, ngắn, nằm ngang và hơi mở. Vi khuẩn có thể dễ dàng di
chuyển từ mũi hầu vào tai giữa thông qua vòi nhĩ, gây nhiễm khuẩn. Vì vòi nhĩ
nằm ngang nên chất dịch rất khó thoát ra khỏi tai giữa. Trong khi đó, ở trẻ còn
bú vòi nhĩ gần như nằm ngang, không có eo, rất thông thoáng.
Vòi nhĩ bị tắt và cách điều trị
Để điều trị vòi nhĩ bị
viêm tắt cần phát hiện ra tác nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp
nhất. Do đó khi xuất hiện các biểu hiện ù tai, ngứa ngáy, khó chịu ở tai cần
thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ
chỉ định cho người bệnh các loại thuốc phù hợp. Vòi nhĩ bị viêm tắt do bệnh tai
mũi họng gây ra do đó muốn điều trị dứt điểm viêm tắt vòi nhĩ phải trị các bệnh
tai mũi họng trước, loại bỏ các ổ viêm, các yếu tố gây tắt như u xơ vòm họng,
polyp.
Ngoài ra, để hỗ trợ
điều trị, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Để tránh làm dịch nhầy chảy ngược vào tai khiến bệnh
nặng thêm tránh cố hỉ mũi
- Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, điều trị
theo toa thuốc, tái khám định kỳ để theo dõi tình hình, nếu bệnh nghiêm
trọng sẽ tiến hành phẫu thuật.
- Có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc
nước biển sau giúp làm loãng dịch nhầy.
- Có chế độ ăn uống khoa học, không nên sử dụng các chất
kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên
kiêng các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, khô, đặc vì dễ
khiến cổ họng bị tổn thương.
- Không nên thức quá khuya, khi ngủ nên kê gối thoải mái,
nằm đúng tư thế để dịch nhầy không trào ngược lên tai.
Cách tốt nhất là khi
có dấu hiệu bệnh thì hãy nên tới ngay các phòng khám tai mũi họng uy tín để
được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc
hoặc sử dụng can thiệp bằng bất cứ hình thức nào bởi sẽ làm viêm nhiễm phát
triển mạnh, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Tại phòng khám Đa khoa Đại
Việt với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và chữa
bệnh cùng với đó là thiết bị y khoa hiện đại , kết hợp giữa đông y và tây y để
mang lại sức khỏe cho người bệnh. Áp dụng và kết hợp đông y và tây y trong quá
trình điều trị để người bệnh phục hồi sớm nhất . Địa chỉ 1505 đường 3 tháng 2
phường 16 quận 11 Tp.Hồ Chí Minh hoặc gọi đến 028.3960.8888 để được các chuyên
viên tư vấn và hỗ trợ.
Viêm vòi nhĩ nguyên nhân và cách điều trị
Reviewed by Unknown
on
8:33 AM
Rating:
No comments: