Sơ cứu hóc xương

Hóc xương  là tai nạn thường gặp do bất cẩn trong khi ăn uống. Xương nhỏ, sắc bén dễ làm bệnh nhân bị viêm niêm mạc, xuất huyết ngoài ra còn làm thủng thực quản, dạ dày...Do đó mọi người cần biết cách sơ cứu người bị hóc xương để hạn chế biến chứng nặng do hóc xương gây ra.
Khi bị hóc xương, bạn nên ngừng nuốt ngay lập tức. Vì nếu cố nuốt sẽ chỉ càng khiến cho xương đâm sâu hơn, gây tổn thương. Khi bị hóc xương hay nuốt phải dị vật nhỏ nói chung, thông thường các dị vật này sẽ đi từ miệng, qua đường tiêu hóa rồi thải ra ngoài theo phân. Trường hợp nuốt phải dị vật to hoặc có góc cạnh, nó có thể vướng và nằm tại thực quản. Khi đó cần phải loại bỏ dị vật.
Nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt


Cách sơ cứu người bị hóc xương

Khi phát hiện người thân hoặc chính bạn bị hóc xương, bạn cần có cách sơ cứu kịp thời và đúng cách.
  • Ngừng nuốt ngay lập tức. Nếu cố nuốt sẽ không thể làm xương trôi xuống mà chỉ càng khiến cho xương đâm sâu hơn, gây tổn thương. Không nên ăn bất cứ gì nhằm đẩy xương xuống có thể gây nghẹn. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ,…như mẹo dân gian khá rủi ro bạn không nên áp dụng.
  • Cần cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng vì động tác này mà có thể đẩy xương vào sâu cuống họng.
  • Nạn nhân cần bình tĩnh, há miệng thật to để người thân kiểm tra cổ họng bằng mắt thường hoặc soi đèn pin. Nếu xương mắc ở những vị trí có thể nhìn thấy được thì có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra. Tiếp tục theo dõi xem còn bị đau và cảm thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa không.
  • Nếu nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt ở 1 vị trí nào đó trong họng hay trong thực quản, nạn nhân cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Không nên để lâu sẽ gây khó khăn khi xác định vị trí của xương , có thể gây biến chứng nặng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Phòng ngừa hóc xương

Nên đến bác sĩ để được kiểm tra

Để tránh tai nạn hóc xương, khi chế biến và thưởng thức món ăn , bạn cần chú ý :
  • Khi chế biến thức ăn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên chặt thịt lẫn xương vì như thế rất dễ lẫn xương vụn.
  • Khi ăn nên tập trung, không nên vừa ăn vừa nói chuyện nhiều hoặc cười đùa khi ăn.  Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ và người lớn tuổi ăn. Nếu dùng cá nhỏ thì nên xay nhuyễn và chọn cá ít xương dăm, nên gỡ kỹ xương trước cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
          Khi bị hóc xương, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan, nhiều trường hợp có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn vẫn đang phân vân vì hiện nay ở tp.Hồ Chí  Minh  có rất nhiều phòng khám nhưng khi bạn chọn và đến phòng khám Đa Khoa Đại Việt tại đây các bác sĩ sẽ khám và điều trị cho bạn hoặc người thân một cách tận tình nhất cùng với đó là kết hợp các thiết bị tiến tiến sẽ hỗ trợ việc điều trị của bạn tốt hơn .  Tại địa chỉ 1505 đường 3 tháng 2, phường 6, quận 11 hoặc gọi đến số 028.3960.8888 để được các tư vấn viên hỗ trợ.
Sơ cứu hóc xương Sơ cứu hóc xương Reviewed by Unknown on 9:24 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.