Ho ra máu có thể là một
dấu hiệu của những bệnh hô hấp nghiêm trọng khác như: lao phổi, Ung thư phổi
phế quản… Do đó, việc phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời có ý nghĩa
rất quan trọng.
1.Ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu là hiện tượng
khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi bị ho. Tình trạng này rất hay
gặp ở bệnh nhân mắc phổi. Nó thường là biểu hiện của một số bệnh lý như giãn phế
quản, nhiễm trùng đường hô hấp, lao phổi, ung thư phổi, đôi khi ho ra máu còn
là biểu hiện của các bệnh về tim mạch do van tim hẹp. Việc quan trọng đầu tiên
đó là bạn phải xác định được có đúng là ho ra máu hay bị nôn ra máu, chảy máu
từ đường hô hấp trên. Bệnh khá nguy hiểm nên bạn cần phải đến gặp bác sỹ ngay,
hoặc tới những phòng cấp cứu để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
1.1.Biểu hiện nôn ra máu
- Phải cố sức trong cơn nôn mửa
- Bụng đau và cứng
- Máu đỏ, đen không có không khí
- Máu thường lẫn với thức ăn
- Biểu hiện tiếp theo là đi ngoài
- Phân đen và hôi tanh
1.2.Biểu hiện ho ra máu
- Sau một cơn ho thấy khạc ra máu
- Máu đỏ thuần có bọt và không khí
- Những ngày tiếp khạc ra có máu
2.Nguyên nhân gây ho ra
máu
2.1.Ho ra máu do lao
phổi:
Bệnh nhân lao phổi
thường xuất hiện triệu chứng ho ra máu. Tình trạng ho ra mau kéo dài trên 2
tuần, lượng máu khạc ra có thể từ ít đến nhiều, ho kèm máu tươi hoặc lẫn trong
đờm. Người bệnh bị sụt cân, mệt mỏi, kém ăn, cơ thể gầy yếu, thường sốt nhẹ về
chiều, đau ngực, khó thở
2.2.Ho ra máu do giãn
phế quản:
Đây cũng là nguyên nhân
điển hình của chứng bệnh ho ra máu. Giãn phế quản thường là do di chứng của
bệnh lao hay do nhiễm trùng mãn tính ở phổi như viêm phổi, áp xe phổi vì hít
phải dị vật đường thở.
2.3.Ho ra máu do ung thư
phổi phế quản:
Đây là một căn bệnh rất
nguy hiểm, thường có diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu không xuất hiện nhiều
triệu chứng, xảy ra nhiều ở những hay hút thuốc lá. Bệnh khi đến giai đoạn muộn
sẽ có các dấu hiệu như đau ngực, ho kéo đai, sút cân, khó thở, ho ra máu với
lượng ít.
2.4.Các nguyên nhân khác
gây ho là máu như:
- Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp,…
- Bệnh phế quản: hen phế quản, viêm phế quản cấp tính,
mạn tính,…
- Bệnh toàn thân: bệnh thiếu vitamin C, nhiễm khuẩn
huyết,…
- Các nguyên nhân ngoại khoa: đụng giập lồng ngực, chấn
thương, gãy xương sườn, do chất nổ, sức ép do bom …
3.Triệu chứng ho ra máu
Trước khi xuất hiện tình
trạng ho ra máu, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, hồi hộp, cảm thấy
nóng ra sau xương ức, nặng nề và ngột ngạt như có vật gì đè lên ngực. Người
bệnh sẽ có các dấu hiệu như lợm giọng, khò khè, cổ họng bị ngứa, cảm thấy như
có gì đó lọc xọc trong ngực, họng và miệng có vị tanh của máu. Sau đó, cơn ho
kéo đến làm cho người bệnh khạc và trào ộc máu ra ngoài từ đường hô hấp dưới.
Biểu hiện lâm sàng: Ho
ra máu tươi, máu có thể ra trong hoặc sau cơn ho. Trong máu có bọt, bóng khí,
không lẫn với thức ăn. Nhưng máu có thể lẫn với đờm, cho thấy rằng máu đi ra từ
phế quản. Lượng máu ho ra có thể chỉ vài ml, chỉ vài tia máu lẫn với những chất
khạc ra. Hay cũng có thể ra với lượng trung bình từ vài chục đến vài trăm ml
hoặc nhiều hơn, trên 200 ml, máu ào ra ngoài ồ ạt, khiến người bệnh sặc sụa,
càng ho thì máu ộc ra càng nhiều, hoặc có trường hợp máu không chảy được thoát
ra ngoài, đông lại ở đường hô hấp khiến người bệnh bị bít tắc các phế quản, gây
ra tình trạng nghẹt thở rất nguy hiểm.
4.Điều trị ho ra
máu
Nhìn chung thì việc cách
trị ho ra máu tập trung vào giải quyết các nguyên nhân đằng sau tình trạng này.
Các phương pháp điều trị khác có thể là:
- Thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi hay lao phổi
- Hóa trị và / hoặc xạ trị ung thư phổi
- Steroid cho các tình trạng viêm
Đối với những người bị
máu loãng do sử dụng thuốc có thể phải truyền máu hoặc các sản phẩm thuốc khác
để kiềm chế mất máu. Song song với phương pháp điều trị nội khoa biện pháp phẫu
thuật cũng nên được lựa chọn, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính
mạng.
5.Khi nào bệnh nhân ho
ra máu cần tới bệnh viện
Bên cạnh ho ra máu do
viêm phế quản thì bệnh ho ra máu cũng có thể là một dấu hiệu của một tình trạng
y khoa nghiêm trọng khác, việc phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời có
ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm
tra và điều trị khi gặp các biểu hiện sau đây:
- Tức ngực, ho kèm theo ho có đờm có lẫn máu kéo dài hơn
1 tuần, ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc đến và đi theo thời gian chu kỳ
không cố định
- Đau ngực, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt cao kèm theo ho ra máu.
- Khó thở kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.
Cách tốt nhất là khi có
dấu hiệu bệnh thì hãy nên tới ngay các phòng khám tai mũi họng uy tín để được kiểm
tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc sử dụng
can thiệp bằng bất cứ hình thức nào bởi sẽ làm viêm nhiễm phát triển mạnh, dễ
gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Tại phòng khám Đa khoa Đại Việt với đội
ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh cùng
với đó là thiết bị y khoa hiện đại , kết hợp giữa đông y và tây y để mang lại
sức khỏe cho người bệnh. Áp dụng và kết hợp đông y và tây y trong quá trình
điều trị để người bệnh phục hồi sớm nhất . Địa chỉ 1505 đường 3 tháng 2 phường
16 quận 11 Tp.Hồ Chí Minh hoặc gọi đến 028.3960.8888 để được các chuyên viên tư
vấn và hỗ trợ.
Ho ra máu : nguyên nhân và cách điều trị
Reviewed by Unknown
on
9:21 AM
Rating:
No comments: