Ho
có đờm và kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa
tuổi nhưng với người cao tuổi cần hết sức đề phòng những bệnh ho kéo dài có
tính chất nguy hiểm.
Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể. Bởi vì, ho giúp tống
đẩy bụi, dị vật và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi miệng.
Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp
chất. Ho giúp làm sạch phổi, tiêu đờm, dịch tiết và dị vật ra khỏi đường thở.
Đờm hay còn gọi là đàm, đó là chất tiết của đường hô hấp
gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường
hô hấp trên (vi sinh vật, bụi...). Các chất này được tiết ra từ khí phế quản,
phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng
100ml/24 giờ và sẽ được nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đào thải theo đường
tiêu hóa theo phân ra ngoài. Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh
ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, ápxe phổi, nhồi máu phổi,
viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn
mạn tính... Vì vậy, có các loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm
có máu, đờm bã đậu (lao phổi).
Ho có đờm có thể là bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Thường
các bệnh gây ho và có đờm kéo dài trên 3 tuần là bệnh mạn tính.
Bệnh
cấp tính:
Ho có đờm trong các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng
mũi cấp, viêm amiđan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Sở dĩ
viêm xoang cấp cũng gây ho và có đờm là do khi viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ
bị tắc, kèm theo bị nghẹt mũi, các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống mặt sau của
cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhầy này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống
đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và kích thích
gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng
miệng, do vậy họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.
Bệnh
hô hấp dưới:
Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho, có đờm kéo
dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo
lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là ho
khạc đờm kéo dài từng đợt hoặc liên tục và tổng thời gian ho khạc đờm ít nhất
90 ngày trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp. Đờm thường có màu trắng đục, về
sau có màu vàng; đờm nhày hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Đờm của viêm phế quản mạn
thường khạc nhiều vào buổi sáng với lượng ít. Đờm thường là màu trắng đục, đặc
biệt có thể thấy màu vàng (có thể do họ cầu khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu vàng
sản sinh ra sắc tố màu vàng ) hoặc màu xanh (có thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi
vì trực khuẩn này sản sinh ra sắc tố màu xanh).
Bệnh
giãn phế quản:
Một trong số những bệnh gây ho và có đờm kéo dài lâu
ngày. Đây là bệnh do hậu quả gây ra bởi các bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính điều
trị không dứt điểm. Bệnh ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi
nằm nhiều các chất xuất tiết (đờm) càng ứ đọng càng gây ho. Giãn phế quản có thể
đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại
một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì giãn phế quản có thể
lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây ápxe phổi hoặc gây mủ phế quản,
mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng và vẫn gây ho và có đờm. Bệnh
giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ
thường đóng thành khuôn.
Bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính:
Một loại bệnh gây ho và có nhiều đờm kéo dài là bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh nhân thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp
ở những người có thói quen hút thuốc lá, làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại.
Bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn gây triệu chứng khó thở
kèm theo ho khan và có nhiều đờm (do xuất tiết nhiều), khi khạc được đờm, cơn
hen có thể giảm dần. Đờm thường có màu trắng và dính. Cũng cần lưu ý bệnh khí
phế thũng là một yếu tố trong sự tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(COPD) hay có thể gọi là biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khí phế
thũng. Bệnh khí phế thũng gây ho và có nhiều đờm và kéo dài, bệnh tiến triển
ngày một xấu đi nếu điều trị không đúng, không kịp thời.
Bệnh
lao phổi:
Một bệnh khác gây ho và có đờm kéo dài, đó là bệnh lao phổi.
Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như: sữa hay nước vo
gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. Ngoài ra có thể gặp bệnh ho và có đờm kéo dài như
bệnh ápxe phổi. Khi bị ápxe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất
hiện từng đợt. Đặc điểm là mủ có mùi hôi rất khó chịu, nhất là ápxe phổi do tụ
cầu vàng (S.aureus). Bệnh gây tổn thương nặng ở phổi và thường phải phẫu thuật
loại bỏ ổ ápxe. Hoặc ho và có đờm kéo dài là bệnh viêm phổi. Bệnh thường có đờm
vàng, màu gỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị
viêm. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới suy hô hấp và đưa tới tử vong,
tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm.
Cách
tốt nhất là khi có dấu hiệu bệnh thì hãy nên tới ngay các phòng khám tai mũi họng
uy tín để được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý uống
thuốc hoặc sử dụng can thiệp bằng bất cứ hình thức nào bởi sẽ làm viêm nhiễm
phát triển mạnh, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Tại phòng khám Đa khoa
Đại Việt với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và
chữa bệnh cùng với đó là thiết bị y khoa hiện đại , kết hợp giữa đông y và tây
y để mang lại sức khỏe cho người bệnh. Áp dụng và kết hợp đông y và tây y trong
quá trình điều trị để người bệnh phục hồi sớm nhất . Địa chỉ 1505 đường 3 tháng
2 phường 16 quận 11 Tp.Hồ Chí Minh hoặc gọi đến 028.3960.8888 để được các
chuyên viên tư vấn và hỗ trợ.
Ho, có đờm kéo dài: Không nên chủ quan
Reviewed by Unknown
on
10:13 AM
Rating:
No comments: